This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Cách dùng than hoạt tính khi ngộ độc thực phẩm

Than hoạt tính thường được sử dụng trong dân gian để điều trị một số bệnh như ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng… Tuy được coi là thuốc rẻ tiền nhưng nó lại luôn được xem là thuốc đầu tay trong cấp cứu ngộ độc thực phẩm, đặc biệt trong điều trị và xử lý ngộ độc nấm độc. Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố “Hướng dẫn sử dụng than hoạt tính trong phòng chống ngộ độc thực phẩm”. Xin giới thiệu để bạn đọc biết và tham khảo.

Than hoạt tính thường được làm từ gỗ hoặc từ các phế chất hữu cơ khác như xơ dừa, vỏ gáo dừa… Than hoạt tính không độc, khi uống vào không hấp thu vào máu mà thải ra ngoài cơ thể theo phân, có vai trò quan trọng trong xử trí và điều trị ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt than hoạt tính đã được các bác sĩ Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai dùng trong cấp cứu, điều trị có hiệu quả một số trường hợp ngộ độc nấm độc.

Cách dùng than hoạt tính khi xử trí ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm cấp tính do vi sinh vật và độc tố: Thường dùng ở dạng viên nén nhai, viên nang, viên bao đường, với liều thường dùng từ 62,5 - 125 mg/1 lần x 2 - 3 lần/ngày, dùng sau bữa ăn, trong 4 - 5 ngày. Trường hợp ăn khó tiêu, người lớn có thể dùng 125mg/1 lần x 2 - 3 lần/ngày.

Ngộ độc thực phẩm cấp tính do hóa chất: Thường dùng ở dạng bột mịn hoặc dạng nhũ dịch.

Dạng bột mịn: Người lớn dùng 50g, khuấy trong 250ml, lắc kỹ trước khi uống, có thể dùng ống thông dạ dày. Nếu nhiễm độc nặng nhắc lại nhiều lần từ 25 - 50g, cách nhau 4 - 5 giờ. Có thể phải kéo dài đến 48 giờ. Trẻ em dùng 1g/kg thể trọng, Trường hợp nặng có thể lặp lại 4 - 6g.

Dạng nhũ dịch: Liều dùng mỗi ngày đối với người lớn là 200ml, trẻ em 100 ml. Tổng lượng phải dùng có thể từ 1 - 6 lọ hoặc nhiều hơn, tùy vào mức độ ngộ độc. Nếu là ngộ độc nhẹ, chỉ cần dùng 1 lọ, nhưng nếu là ngộ độc nặng (kim loại…), có thể phải dùng 6 lọ trở lên.

Ngộ độc thực phẩm do nấm độc: Người lớn dùng 1g/kg thể trọng, trẻ em 1 - 2 g/kg thể trọng. Trường hợp nặng cho uống than hoạt tính nhiều lần (3 - 4 giờ/1 lần), kèm theo sorbitol (người lớn 6 gói, trẻ em 2 - 4 gói). Than hoạt tính và sorbitol dùng ít nhất trong vòng 3 ngày.

Dùng than hoạt tính dù ở dạng nào phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 1-3 giờ sau khi chất độc được đưa vào cơ thể. Thuốc sẽ không còn tác dụng khi chất độc đã ngấm vào máu. Vì vậy, khi nghi ngờ ăn phải chất độc, cần uống thuốc ngay.

Than hoạt tính không độc nhưng lưu ý tác dụng phụ của các thành phần của thuốc khác khi sử dụng dạng biệt dược, vì vậy cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, hoặc tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc. Nếu uống quá nhiều than hoạt tính có thể gây táo bón, làm buồn nôn, nôn mửa.

Không nên dùng thường xuyên, lâu dài

Không nên dùng than hoạt tính thường xuyên và lâu dài vì khi uống, trong đường tiêu hóa than hoạt tính không chỉ liên kết các chất độc mà còn làm giảm tác dụng của nhiều chất có lợi trong cơ thể (các men, vitamin, axit amin...).

Không uống than hoạt tính cùng một lúc với các thuốc khác mà nên uống cách nhau khoảng 2 giờ, do thanh hoạt tính có thể hấp phụ loại thuốc dùng chung, dẫn đến làm giảm sự hấp thu thuốc vào máu và làm thuốc kém tác dụng.

Không dùng trong trường hợp bệnh nhân hôn mê sâu, đang cơn co giật, người uống phải xăng dầu, các hóa chất có sắt, axit hay kiềm mạnh. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Theo Cục An toàn thực phẩm

Chuyên gia cảnh báo: Nhiều gia đình mất con vì các bệnh rối loạn chuyển hóa hiếm gặp

Trẻ bị tổn thương não vì mắc bệnh rối loạn chuyển hóa

Mong mỏi mãi mới có được một đứa con, song niềm vui được làm cha mẹ của anh Tuấn- chị Phúc đã không trọn vẹn khi linh cảm những điều bất thường. Anh chị lo lắng vô cùng khi Phương Anh, con gái bé bỏng không có những dấu mốc phát triển như các bạn cùng trang lứa: 5 tháng tuổi bé mới biết hóng chuyện, 9 tháng mới biết ngồi. Mỗi lần đến giờ ăn là một lần cả nhà đánh vật vì bé thường xuyên nôn trớ. Thỉnh thoảng, con lại có biểu hiện co giật, tím tái. Gia đình đưa con đi khám đủ các chuyên khoa từ dinh dưỡng, thần kinh tới phục hồi chức năng tại bệnh viện các tuyến nhưng các bác sĩ đều lắc đầu không tìm ra nguyên nhân.

Trong lúc gần như tuyệt vọng với tình trạng sức khỏe của con gái, anh Tuấn tình cờ quen được người bạn có con trai cũng mắc tình trạng giống như con gái anh và đang được theo dõi tại Trung tâm sàng lọc sơ sinh và quản lý các bệnh hiếm, Bệnh viện Nhi Trung ương. Mừng như “bắt được vàng”, anh Tuấn-chị Phúc vội vàng thu xếp đưa cô con gái 17 tháng tuổi đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại đây, sau khi con được các bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm để phát hiện các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, anh Tuấn-chị Phúc mới ngã ngửa khi biết con mắc bệnh Phenylketone niệu (PKU), một trong các bệnh rối loạn chuyển hoá axit amin. Nhưng thật đáng tiếc, do được chẩn đoán muộn, căn bệnh này đã khiến bé Phương Anh có tổn thương về não.

Nhiều gia đình mất con vì chẩn đoán bệnh muộn

Câu chuyện của gia đình cháu Phương Anh chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hiếm gặp mà các bác sĩ tại Trung tâm sàng lọc sơ sinh và quản lý các bệnh hiếm, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận.

Gắn bó với chuyên ngành rối loạn chuyển hóa bẩm sinh và di truyền lâm sàng, đặc biệt đối với các bệnh hiếm đã trên 15 năm, BS Nguyễn Ngọc Khánh đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh thương tâm của các gia đình phải mất con do trẻ mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh nhưng không được phát hiện bệnh sớm. Câu chuyện của chị Thanh (Quảng Xương, Thanh Hóa) là một trong những trường hợp như vậy.

Năm 2013, chị Thanh vui mừng đón đứa con đầu tiên chào đời. Tuy nhiên, hạnh phúc làm mẹ ngắn chẳng tày gang khi mới được 5 tháng tuổi con gái đã bỏ chị mà đi sau 2 tháng điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Những tưởng hạnh phúc đã mỉm cười với gia đình khi chị lại sinh một bé trai khỏe mạnh.

Thế nhưng 3-4 ngày sau sinh, bé bắt đầu có biểu hiện quấy khóc liên tục, chậm bú, chậm cử động. Cảm thấy bất an nên đến ngày thứ 7, chị Thanh quyết định đưa con đến bệnh viện tỉnh. Vì không tìm ra bệnh nên bệnh viện tỉnh chuyển con chị lên Bệnh viện Nhi trung ương. Tại đây, chị Thanh chết lặng khi nghe bác sĩ thông báo con của chị mắc bệnh rối loạn chuyển hóa axit amin.

Căn bệnh gây hậu quả nghiêm trọng nhưng rất khó chẩn đoán sớm

TS.BS Vũ Chí Dũng- Phụ trách Trung tâm sàng lọc sơ sinh và quản lý các bệnh hiếm cho biết, trẻ sơ sinh mắc PKU hiếm khi biểu hiện triệu chứng ngay, mặc dù đôi khi trẻ biểu hiện ngái ngủ hoặc ăn kém. Nếu không được điều trị, dần dần trẻ sẽ bị khiếm khuyết trí tuệ trong những năm đầu đời, diễn biến bệnh ngày càng nghiêm trọng.Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm co giật, buồn nôn và nôn, ban đỏ giống bệnh eczema, da và tóc nhạt màu hơn so với những người trong gia đình, hành vi hung hăng hoặc tự gây thương tích, tăng động và đôi khi có các triệu chứng tâm thần. Trẻ không được điều trị thường cơ thể có mùi hôi như chuột và nước tiểu có mùi do xuất hiện sản phẩm phụ của phenylalanin (axít phenylacetic) trong nước tiểu và mồ hôi.

Theo TS Vũ Chí Dũng, có tới 7000 bệnh di truyền hiếm gặp nhưng không phải tất cả bệnh lý của thai nhi đều được phát hiện từ trong bụng mẹ. Trẻ mắc các bệnh này sinh ra thường không có biểu hiện gì cho đến khi bắt đầu tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ bên ngoài. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh được phát hiện muộn và hầu hết đều không thể được cứu sống.

Lấy máu gót chân trong vòng 36-72 giờ đầu sau sinh của trẻ để làm xét nghiệm

Hiện nay, trung tâm sàng lọc sơ sinh và quản lý các bệnh hiếm Bệnh viện Nhi trung ương là trung tâm duy nhất trong cả nước triển khai đồng bộ các hoạt động tư vấn, xét nghiệm sàng lọc, thăm khám và xét nghiệm khẳng định chẩn đoán, điều trị, theo dõi lâu dài dành cho đối tượng bệnh nhi mắc các bệnh hiếm. Mỗi ngày, tại đây có thể thực hiện sàng lọc cho 500 trẻ với 55 bệnh rối loạn chuyển hóa axit amin, axit hữu cơ, axit béo, một số bệnh dự trữ thể tiêu bào và bệnh nội tiết di truyền.

Các trẻ sàng lọc sơ sinh được lấy máu gót chân trong vòng 36-72 giờ đầu sau sinh để xét nghiệm. Riêng trong năm 2017, đã có 61 trẻ mắc các nhóm bệnh cần điều trị cấp cứu được xác định chẩn đoán sớm.

Các bác sĩ chuyên khoa nội tiết chia sẻ, hầu hết các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh điều trị đều khó khăn, sử dụng dinh dưỡng đặc biệt, thời gian điều trị lâu dài, thậm chí là cả đời. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp việc điều trị chỉ cần chú ý chế độ ăn uống, bổ sung vitamin B1, B12… là sức khỏe trẻ sẽ ổn định và phát triển bình thường.

Thái Bình

Phòng Ngừa Bệnh Trĩ Dịp Tết Cùng Tottri

Giáp Tết, cả hai vợ chồng anh N quá bận rộn. Cả tuần nay, gia đình nhỏ 4 người nhà anh N chỉ ăn với nhau có 1 bữa tối. Mấy hôm liền, vợ chồng anh N phải nhờ bà ngoại tới nấu cơm cho ăn vì bố đi tất niên với cơ quan bố, mẹ tất niên với cơ quan mẹ cộng thêm tất niên các gia đình ở khu chung cư, nhà ngoại, nhà nội cũng ới sang tất niên...

Tưởng phải tăng cân, béo lên nhưng cả hai vợ chồng anh N đều thấy mệt mỏi, bia, rượu nhiều hơn ăn. Hơn nữa, miền Bắc đang trải qua những ngày rét đậm, rét hại, thời tiết hanh khô, rau không ăn nhiều, nước lười uống nên khốn khổ thay cả hai vợ chồng anh N đều lâm vào tình trạng táo bón kéo dài và bệnh trĩ lại tái phát.

Theo PGS.TS Mai Tất Tố trường đại học Dược hà nội, mắc bệnh trĩ phần lớn là do thói quen ăn uống, sinh hoạt. Bệnh trĩ là tình trạng toàn bộ hệ thống tĩnh mạch bị giãn và suy yếu và hình thành búi trĩ.

Người đã mắc bệnh trĩ dễ bị tái đi tái lại nhiều lần do hệ tĩnh mạch đã giãn rất khó co lại, chỉ cần yếu tố thuận lợi như ăn cay, sinh hoạt không khoa học là bệnh trĩ sẽ tái phát. Khi bệnh trĩ tái phát gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh: Đau rát, chảy máu, sa búi trĩ rất đau đớn khó chịu. Nguy hiểm nhất , nếu những người trĩ tái phát nhiều lần thì có nguy cơ thành độ nặng 3,4, thậm chí phải phẫu thuật.

Hơn nữa, bị trĩ, đau đớn và nhăn nhó cả ngày, chuyện yêu của hai vợ chồng là điều không tưởng, không ai có hơi sức để nghĩ tới điều đó nữa. Trong khi, Tết đang cận kề, xuân tưng bừng, nhà nhà hồ hởi mà cả hai vợ chồng lại lâm vào tình trạng đứng ngồi không yên do trĩ thì niềm vui xuân không thể trọn vẹn.

Khống chế sự hành hạ của bệnh trĩ với những vị thảo dược quen thuộc

Theo PGS.TS Mai Tất Tố trường đại học Dược hà nội: Để chữa trị và dự phòng sự tái phát bệnh trĩ, ngoài việc điều trị triệu chứng như: làm teo các búi trĩ, chống táo bón, chống chảy máu… phải tập trung vào điều trị gốc bệnh, đặc biệt là phải lấy việc bổ dưỡng tỳ vị làm chính.

“Tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác động đến tỳ vị làm tỳ vị hư yếu mới làm bệnh trĩ bùng phát” - PGS.TS Mai Tất Tố phân tích.

Từ ngàn đời nay, theo Đông y, những người mắc bệnh trĩ thường dùng những bài thuốc cổ từ những vị thuốc như: Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Bạch truật, Đương quy, Cam thảo, Ý dĩ giúp bồi bổ tỳ vị, kích thích ăn uống, chữa vào gốc của bệnh trĩ, do đó điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh, sẽ ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trong đó: Hoàng kỳ, Thăng ma, Sài hồ giúp tăng trương lực mạch máu do đó làm co búi trĩ, co mạch máu, điều trị tình trạng mạch máu căng dãn quá mức; Liên tử dùng để cầm máu; Đương quy bổ huyết trong trường hợp chảy máu nhiều do trĩ

Ngoài ra, các vị thuốc trong bài bổ trung ích khí gia giảm còn có tác dụng nhuận tràng chống táo bón, ngăn ngừa yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ.

Theo PGS.TS Mai Tất Tố, bên cạnh việc dùng các vị thuốc điều trị bệnh trĩ cấp tính, điều quan trọng là điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Dù không tránh khỏi liên hoan cũng nên cố gắng ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước sử dụng các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng… tránh tình trạng táo bón kéo dài.

Tottrilà bài thuốc bổ trung ích khí gia giảm gia truyền của gia đình PGS.TS Mai Tất Tố, Trường đại học Dược Hà Nội chuyển giao cho Công ty Cổ phần TRAPHACO. Tottri kết hợp các vị thuốc có tác dụng bổ tỳ vị trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh và các vị thuốc điều trị trĩ dứt điểm triệu chứng bệnh trong đợt cấp tính.

Tottri có ưu điểm cầm máu, co búi trĩ nhanh, giảm đau rát, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa trĩ tái phát. Chỉ sau 7 - 10 ngày sử dụng, những triệu chứng trong đợt trĩ cấp được thuyên giảm rõ rệt. Sau đó, bệnh nhân nên điều trị thêm một đợt khoảng 3 tháng để ngăn ngừa trĩ tái phát

Tottri đã được nghiên cứu trên thực nghiệm tại trường Đại học Dược Hà nội và cho các kết quả rất tốt về tác dụng cầm máu, giảm đau và co búi trĩ.

Sử dụng Tottri cùng với một chế độ sinh hoạt hợp lý, bệnh trĩ sẽ không còn là nỗi lo của nhiều người trong dịp Tết

GPQC số: 0735/14/QLD- TT

Thanh Loan

Dấu hiệu nhận diện rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là một trong những chứng bệnh rối loạn tâm lý rất phổ biến. Người bệnh thường rơi vào trạng thái lo âu quá mức trước một tình huống hay sự việc nào đó, thậm chí là một sự lo lắng rất vô lý. Tình trạng này kéo dài liên tục, lặp đi lặp lại và ảnh hưởng đến sự thích nghi của người bệnh với cuộc sống.

Rối loạn lo âu là một trong những chứng bệnh thuộc dạng tâm thần nhẹ phổ biến ở Mỹ, tuy nhiên ở Việt Nam nhiều người vẫn chưa chấp nhận rằng mình bị bệnh tâm thần. Thường có xu hướng né tránh và thường đi khám các chuyên khoa khác như tim mạch, thần kinh, tuy nhiên khi các bác sĩ nói rằng bị các vấn đề về tâm thần và khuyên đi khám tâm thần thì người bệnh không hợp tác.

Điều đáng nói là, rối loạn lo âu thường xảy ra đồng thời với một số bệnh khác như trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi... nên rất nguy hiểm. Bên cạnh những tác hại dễ thấy về tâm lý, khiến người bệnh luôn trong trạng thái sợ hãi, mất niềm tin vào cuộc sống, rối loạn lo âu còn gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe, điển hình là các vấn đề về tim mạch, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính...

Rối loạn lo âu ngày càng phổ biến ở giới trẻ. Ngoài yếu tố di truyền, hiện nay, bệnh này ngày càng dễ mắc phải là do căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Những dấu hiệu dưới đây giúp mọi người nhận diện bệnh rối loạn lo âu để đi khám và điều trị kịp thời.

Lo lắng quá mức hoặc sợ hãi một cách vô lý là biểu hiện của rối loạn lo âu.

Lo lắng quá mức hoặc sợ hãi một cách vô lý là biểu hiện của rối loạn lo âu.

Lo lắng quá mức và mất kiên nhẫn

Quá lo lắng là dấu hiệu điển hình của rối loạn lo âu. Lo lắng quá nhiều về việc hàng ngày, từ việc lớn đến nhỏ. Người bệnh suy nghĩ, lo lắng kéo dài trên 6 tháng, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày và kèm theo các triệu chứng đáng chú ý như: mệt mỏi, căng cơ, đau nhức toàn người.

Một trong những triệu chứng đầu tiên của rối loạn lo âu đó là không thể kiên nhẫn hay tha thứ cho người khác. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp sẽ phải gánh chịu cơn thịnh nộ của bạn. Tuy nhiên, sau cùng thì chính bạn mới là người bị cảm xúc của mình giày vò nhiều nhất.

Không thể tập trung vào công việc

Trong thời gian ngắn, căng thẳng có thể thúc đẩy bộ não của bạn tiết ra hormon thúc đẩy trí nhớ và khả năng tập trung. Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài sẽ gây ra tác dụng ngược lại và gây mất khả năng tập trung trong công việc hoặc tệ hơn là cả trong lúc lái xe. Trong trường hợp nặng, hormon stress (cortisol) ở nồng độ cao có thể gây suy giảm trí nhớ.

Đứng ngồi không yên

Không thể ngồi yên một chỗ là dấu hiệu rõ ràng của việc bạn đang bị căng thẳng, rối loạn lo âu. Bạn nói nhiều, liên tục vò đầu bứt tai, xoa tay, đi đi lại lại hay đầu óc rối bời bởi rất nhiều suy nghĩ... Phải dừng lại ngay nếu không căng thẳng sẽ kiểm soát bạn. Bởi lẽ, khi mang tâm trạng lo lắng và bản thân không thể tự thư giãn bằng việc đọc một cuốn sách, đi dạo hay nghe nhạc thì chứng tỏ rằng, nỗi sợ và lo âu đang bao trùm toàn bộ tâm trí của bạn. Rối loạn lo âu sẽ khiến cho cảm xúc của chúng ta bị xáo trộn và dần dần sẽ gây tác động xấu tới những bộ phận khác trên cơ thể.

Sợ hãi một cách vô lý

Thường xuyên cảm giác sợ hãi không rõ nguyên nhân có thể trở thành vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng. Sợ hãi, bị ám ảnh bởi những thứ tưởng chừng vô hại như sợ độ cao, sợ động vật, sợ đám đông,… Trong thực tế, người bệnh có thể không phát hiện ra cho đến khi họ phải đối mặt với một tình huống cụ thể và họ không có khả năng khắc phục nỗi sợ hãi. Các triệu chứng như thở hổn hển, tim đập mạnh và nhanh như muốn nhảy khỏi ra lồng ngực, đổ mồ hôi đầm đìa, tê buốt tay, đau ngực, dạ dày khó chịu là những dấu hiệu thường gặp của rối loạn lo âu.

Tùy vào độ ổn định tâm lý, một vài người chỉ mất vài tiếng căng thẳng trong khi số khác mất cả tuần lo lắng trước những buổi thuyết trình đông người. Người bệnh thường có cảm giác mọi ánh mắt như đang đổ dồn vào mình, đồng thời luôn chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đổ mồ hôi hột với tần suất nhiều và làm giảm tự tin trong giao tiếp, đồng thời cản trở việc xây dựng các mối quan hệ xã hội.

Nghi ngờ bản thân

Nghi ngờ hoặc hoài nghi bản thân cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh. Biểu hiện của tình trạng này thể hiện bằng việc người bệnh thường tự đặt bản thân trong nhiều giả định, nghi ngờ và các câu hỏi nghi vấn. Hiện tượng này cũng gây ra những vấn đề không nhỏ trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày, bởi chúng sẽ khiến tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng, thiếu tự tin vào bản thân.

Rối loạn giấc ngủ

Liên tục buồn ngủ hoặc thiếu ngủ đều có những tác động không tốt đối với sức khỏe, đặc biệt làm mất đi trạng thái ổn định tâm lý. Rối loạn lo âu khiến chúng ta thường xuyên gặp ác mộng hay giấc ngủ chập chờn. Đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết khi bạn đang gặp vấn đề rối loạn lo âu.

Thay đổi khẩu vị, sút cân

Sự thay đổi trong khẩu vị ăn uống chính là tín hiệu cho thấy tinh thần và cảm xúc đang thay đổi. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, nó sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại và một số người sẽ bắt đầu tăng cân không kiểm soát. Mặt khác, một số người lại bị giảm cân nặng một cách đáng kể nếu quá lo lắng.

Lời khuyên của thầy thuốcCuộc sống với bao bộn bề lo toan khiến sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng. Khi có các dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu, người bệnh nên đi khám chuyên khoa tâm thần để được điều trị kịp thời. Việc chậm trễ trong điều trị sẽ khiến tình trạng ngày càng nặng hơn và ảnh hưởng lan tỏa tới các cơ quan khác trong cơ thể, cũng như tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

BS. Thanh Tùng

Hắt hơi không kiểm soát

Nguyễn Thúy(Thái Nguyên)

Hắt hơi là triệu chứng thường gặp ở những người bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch… bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của những người bệnh, nhất là những nghề thường xuyên phải giao tiếp trực tiếp như giáo viên, bán hàng,...

Hắt hơi xuất hiện khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố như gặp thời tiết lạnh, sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường (đôi khi chỉ cần thời tiết sắp thay đổi là những người này đã hắt hơi liên tục); Các chất kích thích (bụi, nấm mốc, mùi hành cay, mùi nước hoa, phấn hoa, mùi thuốc nhuộm trong vải…). Sau khi hắt hơi, có thể người đó lại trở lại hoàn toàn bình thường. Nếu hắt hơi cứ tiếp diễn sau đó sốt, chảy mũi, ngạt mũi, ho, khàn tiếng, thậm chí mất tiếng là biểu hiện của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Muốn điều trị, bạn cần tìm đúng nguyên nhân để cắt dấu hiệu hắt hơi. Nhưng trước hết để phòng bệnh, bạn cần giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa, dùng khẩu trang khi đi đường, tránh tắm và gội đầu vào buổi sáng. Hạn chế tiếp xúc các yếu tố kích thích gây dị ứng.

Vì trong thư bạn nói không rõ hắt hơi có kèm theo các triệu chứng khác không, vì vậy, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được khám và tư vấn cụ thể.

BS. Hoàng Sơn

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu

Nguyễn Thùy Liên(thuylien@gmail.com)

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virut Varicella zoster gây ra, thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân và có thể gặp ở bất cứ ai chưa mắc hoặc chưa tiêm vắc-xin thuỷ đậu. Bệnh thường lây chủ yếu qua đường hô hấp, hoặc khi tiếp xúc với dịch từ bọng nước khi vỡ ra của người bệnh. Bệnh biểu hiện: khi khởi phát người bệnh có thể sốt, đau đầu, đau cơ. Sau đó xuất hiện những “nốt phỏng”, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt thủy đậu có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng vài chục đến vài trăm nốt. Trong trường hợp bình thường, những mụn nước khô, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn… Điều trị bệnh thủy đậu: quan trọng nhất là làm sạch da và vệ sinh thân thể, tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn, thay quần áo nhiều lần trong ngày, tránh gãi, cọ xát làm các bọng nước bị vỡ. Khi bị thủy đậu, thuốc acyclovir là thuốc lựa chọn hàng đầu, dùng ngay trong 24 giờ đầu hiệu quả rất cao, khống chế bệnh nhanh và khống chế được biến chứng. Ngoài ra, khi bị sốt cao, cần hạ sốt. Bôi hồ nước để làm dịu da khi nốt phỏng chưa vỡ. Khi nốt phỏng vỡ, chỉ bôi các thuốc như xanh metthylen, tím gentna (dung dịch milian) có tác dụng làm khô mặt các tổn thương trên da. Ăn uống tăng cường chất bổ để tạo sức đề kháng cho cơ thể. Điều lưu ý là bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm gan, viêm phổi. Vì vậy, bạn có thể điều trị theo dõi tại nhà nếu bệnh nặng cần đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

BS. Vũ Hồng Ngọc

Mùa lạnh, bệnh giãn phế quản dễ tăng nặng

Một số nguyên nhân thường gặp

Giãn phế quản có thể do mắc phải hoặc do bẩm sinh. Hầu hết các trường hợp giãn phế quản là do mắc phải (90%) bởi đã mắc một bệnh nào đó về đường hô hấp (mũi họng, phế quản, thanh quản, xoang). Căn nguyên gây viêm hô hấp là do vi sinh vật (vi khuẩn, virut, vi nấm), đặc biệt là vi khuẩn lao. Chúng gây viêm nhiễm, xuất tiết, ứ đọng các chất dịch, đồng thời kích thích gây ho làm tăng áp lực trong lòng phế quản, càng ho nhiều và ho kéo dài (ho mạn tính) càng làm cho phế quản bị giãn, khó hồi phục.

Một số nguyên nhân khác gây giãn phế quản là do chít hẹp phế quản kéo dài như polyp phế quản hoặc hạch lao gây chèn ép phế quản lâu ngày sẽ làm tăng áp lực phế quản gây giãn. Ngoài ra, nhiễm độc hóa chất do hít phải bởi nghề nghiệp (công nhân ở các nhà máy hóa chất, người làm công tác trong phòng thí nghiệm… mà bảo hộ lao động kém), người thường xuyên hít phải khói, bụi hoặc nghiện thuốc lá, thuốc lào là các điều kiện thuận lợi làm giãn phế quản.

Giãn phế quản bẩm sinh chỉ chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 10%), gặp chủ yếu ở tuổi còn trẻ, có hiện tượng “phổi đa nang” và có thể có các dị tật bẩm sinh khác kèm theo.

Hình ảnh phế quản bình thường và phế quản bị giãn.

Hình ảnh phế quản bình thường và phế quản bị giãn.

Triệu chứng của giãn phế quản

Có thể bị sốt cao trên 38oC trong giai đoạn có nhiều chất nhày và mủ ứ đọng trong phế quản. Kèm theo sốt là ho, khạc nhiều đờm, mủ. Ho thành từng cơn vào lúc nửa đêm, sáng sớm vừa ngủ dậy. Thời tiết chuyển lạnh người bệnh ho càng nhiều. Càng ho nhiều càng khạc ra nhiều đờm, mủ, chất dịch nhày. Khi khạc mủ ra bô, chậu sẽ thấy dịch lẫn với đờm, có 3 lớp khá rõ: lớp trên là bọt, lớp giữa là chất nhầy và lớp dưới cùng là mủ đặc quánh. Đặc biệt là mùi của dịch đờm, mủ rất hôi. Một số trường hợp đờm, mủ có lẫn ít máu, do các mao mạch ở thành phế quản chịu áp lực mạnh khi người bệnh ho, khạc làm cho niêm mạc của phế quản bị tổn thương. Mệt mỏi, chán ăn, nhất là người có tuổi cao, sức yếu. Bệnh càng nặng, đờm và mủ càng nhiều. Bên cạnh đó thường có tức ngực, khó thở (tức ngực nhiều hơn khó thở).

Để chẩn đoán giãn phế quản có thể chụp Xquang phổi, chụp phế quản có cản quang, nội soi phế quản hoặc đo khí máu, do chức năng hô hấp, siêu âm màng phổi…

Nguyên tắc điều trị

Khi bị viêm đường hô hấp trên cần được điều trị dứt điểm không để bệnh kéo dài hoặc mạn tính có thể dẫn đến viêm đường hô hấp dưới và gây giãn phế quản. Khi đã được chẩn đoán giãn phế quản cần tích cực điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ để bệnh chóng khỏi, tránh để bệnh kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự mua thuốc chữa trị nếu không phải là bác sĩ.

Lời khuyên của thầy thuốc

Phòng bệnh giãn phế quản cần vệ sinh đường hô hấp trên (họng, hầu, răng, họng, miệng…) hàng ngày để đề phòng viêm amidan, viêm họng, mũi, xoang, viêm chân răng, viêm lợi bằng hình thức đánh răng sau khi ăn, trước, sau khi ngủ dậy và súc họng bằng nước muối nhạt.

Cần nâng cao thể trạng, đặc biệt là trẻ em bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Cần tập thể dục đều đặn, đúng bài bản, nên tập thể dục buổi sáng (nếu trời rét đậm thì tập ở trong nhà), tập hít thở sâu.

Mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, vùng cổ, nhất là khi ra khỏi nhà bằng cách mặc ấm, có khăn quàng cổ, đội mũ len, đeo khẩu trang. Nên tắm, rửa bằng nước ấm ở trong buồng tắm kín gió. Tắm xong lau khô người và mặc quần áo ngay tránh cảm lạnh, nhất là trẻ em và người cao tuổi.

Biến chứng của bệnh giãn phế quảnKhi bệnh kéo dài, lồng ngực có thể biến dạng, móng tay hình mặt đồng hồ (hình vòm) hoặc phía cuối của đốt cuối ngón tay có hiện tượng to ra (ngón tay dùi trống) là do giãn phế quản gây nên thiếu dưỡng khí kéo dài. Bệnh giãn phế quản có thể dẫn đến nhiễm khuẩn phế quản - phổi, gây mủ phế quản, áp xe phổi, mủ màng phổi, xơ hóa phổi, khí phế thũng, gây suy hô hấp trầm trọng. Nếu không được chữa trị bệnh càng ngày càng nặng và suy hô hấp, tử vong. Ngoài ra, bệnh khí phế thũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của tim và nguy hiểm hơn là gây nên suy tim từ đó gây nên suy hô hấp, suy tim.

BS. Việt Anh